Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

5 sai lầm kinh điển khiến viêm phế quản, hen tái phát ở trẻ

Chữa viêm họng cấp ở trẻ, bài học xương máu của bà mẹ trẻ

Thôn tin về: viem phe quan co that
Mình sinh năm 85 và hiện đã là mẹ của hai giai, 1 giai 6 tuổi và 1 giai 4 tuổi. Trộm vía hai đứa người hơi còi nhưng nhanh nhẹn, chạy nhảy cứng cáp cũng nhanh hơn so với những bé khác bằng tuổi. Nhưng khổ nỗi là cả hai anh em đều hết viêm họng đến viêm phế quản rồi viêm mũi.

Cu anh lúc bé xíu cũng từng bị viêm nhưng khỏi nhanh rồi cũng không bị lại, còn cu em thì thường xuyên bị lần này đến lần khác, khỏi được tuần là lại bị lại. Lỗi cũng tại mình chủ quan, vì cu anh trước đã từng bị nên sang cu em mình tự ý mua thuốc giống loại cho cu anh để chữa. Cách đây hơn một năm, mình còn nhớ như in đợt giao mùa xuân - hè, cả nhà hai vợ chồng rồi bà ngoại bà nội "mắt xanh mắt vàng" lo cu bé nằm viện vì viêm họng cấp đến phát sốt cao, khó thở. Lúc ấy mới biết sai vì tự ý cho con dùng thuốc linh tinh trong khi trẻ con chúng nó mong manh là thế. Mình khóc nhiều lắm, nghĩ tại mình làm mẹ đến đứa thứ hai còn ngu dại, làm hại con ra nông nỗi ấy. Hơn 2 tuần trời, cu em phải nằm viện theo dõi, mới được ra thì cu anh lại viêm mũi rồi cũng viêm họng. Mỗi ngày rửa mũi cho con, cho con uống thuốc bằng với đấu vật, người giữ chân, người giữ tay, người giữ đầu.

Chữa viêm họng cấp tính

Ảnh: Cả 2 anh em đều hay bị viêm đường hô hấp

Về sau, cả hai đứa mình đều theo bác sĩ chuyên nhi tại bệnh viện Nhi của tỉnh. Đến viện cũng đông bệnh nhân mà về khám phòng khám riêng của bác sĩ cũng đông. Thế nào mà cả hai anh em đều bị liên tục nên bác quen mặt, lưu số bố mẹ thành "khách quen" luôn. Nhiều lần đến khám mà bác trách suốt "Sao không giữ gìn cho con, để chúng nó ốm lên ốm xuống như vậy, mà lần nào cũng chỉ là viêm nhiễm đường thở". Mình cũng chịu không biết nói như nào, mà mình cũng đâu thuộc dạng bỏ bê con cái. Sau đẻ cu thứ hai là mình nghỉ việc ở nhà chăm con thôi, giờ con lớn lớn rồi còn chưa đi làm lại. Rồi bà nội, bà ngoại đều đỡ vào mà không hiểu sao con cứ ốm vậy. Bố nó đi công tác nhiều, bạn bè khắp nơi nên cũng đem con đi khám bác sĩ giỏi ở cả Hà Nội rồi mấy tỉnh phát triển hơn nhưng cũng không ăn thua.

Nói đến đây chắc các mẹ cũng hiểu mình chạy chữa cho con nhiều như nào nhưng cũng không cải thiện được sai lầm ngày trước mình gây ra. Rồi cũng tự trách mình vô dụng, có mỗi việc ở nhà chăm con cũng không ra hồn. Cứ như vậy, cả ba mẹ con nhìn chán đời lắm, nói không ngoa chứ mang tiếng ở thành phố, nhà chẳng thiếu thốn gì mà nhìn như "rẻ rách" vậy. Mẹ thì thức đêm trông con ốm, đôi lúc ngủ quên lại giật thót mình lúc nghe tiếng con thở nặng. Con thì vì uống thuốc kháng sinh nhiều nên đâm ra chán ăn, ép, nịnh đủ kiểu không sao hết được bát cháo, chỉ giỏi nô nghịch thì không ai bằng.

Nhìn con như vậy, mình mới nghĩ sau đợt điều trị đó thì không dùng kháng sinh nữa. Lên mạng mày mò đọc món ăn, thức uống có lợi cho hô hấp của trẻ. Rau diếp cá, nhọ nồi, cà rốt, củ cải, trầu không là những thứ mình ưa dùng. Thi thoảng con có húng hắng, lên cơn viêm cấp thì vẫn phải cho đến bác sĩ, nhưng theo như mình theo dõi thì có vẻ bệnh đỡ hơn nhiều. Thuốc dùng ngắn ngày hơn trước mà kháng sinh cũng được điều chỉnh nhẹ hơn. Từ đấy, hai đứa cũng ăn được, trộm vía cũng còn thấy tăng thêm được mấy lạng.

Vì vậy nên mình khá tâm đắc với phương pháp chữa bệnh tự nhiên này. Mình đọc sách và nghiên cứu mạng, nấu nhiều món hơn từ những thực phẩm quen thuộc để con dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Nhưng điều khiến mình vẫn không thể hết áy náy đó là dù đỡ bệnh nhưng con vẫn còn hay ốm vặt nhiều. Sơ sơ vẫn cần gặp bác sĩ 1 tháng 1 lần, lúc thì để chữa bệnh lúc thì để kiểm tra phòng ngừa viêm ngay khi có bất cứ triệu chứng gì lạ.

Một lần trong bữa cơm tối, bà ngoại kể chuyện có cậu em ở phố trên bị xoang mãn tính nhiều năm mà uống thuốc Nam có 2 tháng đã hết bệnh, 1 năm nay không thấy bị lại. Mình mới buột mồm nói: "Không biết như Bin, Bon nhà mình có uống được thuốc Nam không nhỉ". Cả nhà nhìn mình với kiểu ngạc nhiên, như phát hiện ra cái gì vĩ đại lắm vậy. Bà ngoại mới động viên thử đến hỏi xem họ có bán thuốc cho trẻ con không? Mình thì coi đấy như 1 phương pháp mới song không hy vọng gì quá nhiều. Đến hỏi cậu em kia xin địa chỉ nhà bán thuốc thì họ nói họ chỉ bán thuốc chữa xoang thôi vì đấy là bài thuốc gia truyền họ cứ thế bán qua bao năm nay rồi. Còn viêm họng hay viêm phế quản mãn họ không chuyên, mà đối tượng dùng là trẻ con nên họ càng không dám bốc liều. Mình có đôi chút chán nản nhưng chắc lúc đấy do tính "ngang" nổi lên, kiểu như biết một cách nhưng không có cơ hội chữa cho con thấy khó chịu. Thế là mình lùng sục trên mạng tìm kiếm địa chỉ phòng khám Đông y uy tín.

Mình gọi điện, gửi email và chat box trên web, trên facebook của nhiều đơn vị nhưng với tuổi con mình khi ấy, 1 đứa 5 tuổi, 1 đứa mới hơn 3 tuổi nên có vẻ họ e ngại. Sau đó mình nhận được điện thoại từ 1 chỗ, bác sĩ nói thấy có cuộc gọi nhỡ, vì có bệnh nhân nên không nghe được mới gọi lại. Mình lúc ấy không biết số nào với số nào thì thấy có người gọi nên cứ kể bệnh con như vậy. Bác sĩ cũng an ủi và khuyên phải bình tĩnh rồi sẽ có cách chữa trị được. Mình thấy như có tia hy vọng vì bác sĩ không từ chối mà khuyên đưa con lên tận nơi để bác khám xem như thế nào rồi mới kê thuốc được. Chỗ bác khám và chữa nhiều bé còn bé hơn con nhà mình rồi.

Ngay ngày hôm sau mình bắt xe taxi 4 bà con lên Hà Nội khám, tại đường Nguyễn Xiển. Lên đến nơi mới biết là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Tuy bệnh nhân có đông nhưng do mình có xin khám trước vì 2 con mà ở xa nên được ưu tiên đến chỉ phải đợi 1 lát là được vào ngay.

Bác sĩ cũng nghe phổi như bác sĩ ở viện và có nhắc mình mang kết quả khám bệnh gần đây nhất của hai đứa theo. Sau đó mới hỏi bệnh, hỏi nước tiểu, đại tiện….Bác sĩ nói do hai nhóc đều tì vị kém, cơ thể lại thuộc thể hàn theo Đông y nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng lại càng kém hơn bình thường. Trẻ con tính cách nghịch ngợm nên bố mẹ tưởng là khỏe nhưng thực chất sức đề kháng lại rất yếu.

Bác sĩ còn hỏi thêm nhà có nuôi con gì, trồng cây gì không thì mới lộ ra là nhà mình có hay nuôi mèo. Nhà mình có vườn rộng nên mèo hay ở chuồng ngoài chứ không cho vào nhà hay con cũng không hay chơi với mèo. Bác sĩ cho biết với những người hay bị bệnh về hô hấp thì nuôi súc vật, nhất là chó mèo là càng không nên. Lông mèo hay chỉ đơn giản là "hơi mèo" rất có hại cho hô hấp, nhiều trường hợp còn dẫn đến hen suyễn. Bác sĩ nói khá nhiều nhưng mình không nhớ hết, chỉ nhớ ý chính đại loại như vậy.

Mình lấy nửa tháng thuốc cho cu anh uống trước, chữa viêm họng và viêm mũi cho cháu. Về nhà, mình cho hết mèo, dọn dẹp hết vườn, không để lại bất cứ dấu tích của con mèo nào nữa. Điều hòa cũng hạn chế dùng hơn. Chỉ khi thời tiết thay đổi đột ngột hay đợt nào cảm thấy không khí nặng nề mệt mỏi thì mới đóng kín cửa và bật nhẹ điều hòa cho thoáng khí. Thấy con ăn ngon ngủ yên hơn, mình cũng an tâm phần nào.

Nửa tháng sau khi hết thuốc, mình cho con lên khám lại xem con có dị ứng hay bệnh có khác gì không, sau đó thì lấy đủ 2 tháng cho cả anh và em. Tuy là thuốc Nam nhưng bác sĩ cũng kê vài vị ngọt ngọt nên cả hai đứa giặc này không kêu gào như khi uống thuốc kháng sinh. Uống ngoan ngon lành như uống nước. Cu anh do bị cả viêm mũi nên thời gian hết bệnh lâu hơn, đến khi gần hết 2 tháng thuốc mới thấy con hết sụt sịt mũi và ngừng ho. Còn cu em thì trộm vía giỏi hơn, uống 1 tuần thuốc là đã không còn dấu hiệu của viêm họng cấp nữa. Hàng đêm ngủ ngoan, không quấy mẹ. Hết tháng đầu tiên là mình đã không còn phải lo lắng nhiều nữa, song vẫn cho bé uống đủ liệu trình 2 tháng cho dứt hẳn bệnh.

Rồi mình cũng điều chỉnh dần cách chăm con của bản thân và mọi người trong nhà. Cho con chơi nhiều ngoài sân chơi hơn, nô đùa với các bạn nhiều hơn, giảm thời gian sử dụng điều hòa, chỉ dùng khi mà thời tiết vào đợt quá oi nóng. Chứ như trước thấy chúng nó nghịch ngợm hay lao ra sân, không chịu ngồi yên trong phòng là chỉ muốn đánh cho 1 trận cho chừa, rồi cũng lo lắng không biết con ra ngoài nghịch có bị nhiễm bệnh không.

Mình chú ý theo dõi dự báo thời tiết hơn, hôm nào mà thông báo không khí thay đổi hay có gió mùa về thì mình sẽ chú ý hơn đến quần áo cho con. Hai đứa cũng nô nghịch nhiều nên quần áo gửi theo đến lớp lúc nào cũng phải 2 bộ bỏ sẵn trong ba lô, nhờ cô giáo thay ngay khi mà con nô ra nhiều mồ hôi. Thêm vào đó, trước mỗi đợt lạnh, mình thường hấp chanh đào mật ong cho hai đứa uống ấm họng trước khi đi ngủ.

Đến bây giờ cũng trộm vía được 1 năm rồi hai anh em cháu không còn khò khè. Cu em đã biết ăn cơm rồi hai anh em thi nhau nên mặc dù nghịch hơn nhưng ăn uống cũng khỏe hơn. Nhờ vậy mà mẹ cháu cũng nhàn hơn, yên tâm cho hai cháu đi trẻ (anh cháu học chậm lại 1 năm) mà không phải lo đến giữa buổi lại phải đến đón con về đi viện.

Nhờ may mắn biết đến Trung tâm uy tín và bác sĩ có tâm nên mình cũng mới có thể ngủ ngon, cái cảm giác áy náy hối hận cũng phần nào đó được xoa dịu. Hy vọng các mẹ đừng ai như mình, phải biết đâu là cái mình làm được và không làm được. Mình làm mẹ không có nghĩa mình là tất cả, bao gồm cả bác sĩ.

Thôn tin về: chữa bệnh hen

0 nhận xét:

Đăng nhận xét